- Đem lại công dụng vượt bậc về việc cải tạo đất, duy trì, nâng cao độ phì, màu mỡ cho đất canh tác một cách lâu dài và bền vững.
- Cách sử dụng đơn giản, chỉ cần bón vào cây nhưng lại vô cùng yên tâm không sợ cây chết, không lo đất bị thoái hóa hay chua hóa, phèn hóa,…
- Sử dụng thay thế cho phân bón hóa học và cung cấp những chất thiết yếu mà phân hóa học không thể cung cấp được.
- Phân hữu cơ chứa các vi sinh vật phân giải có thể làm tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng khó hấp thu (khó tan, khó tiêu) thành chất dễ hấp thu.
- Thân thiện với hệ sinh thái và an toàn với con người và động vật.
- Phân hữu cơ sinh học: Có nguồn nguyên liệu hữu cơ được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật.
- Phân hữu cơ vi sinh: Có nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp như phân hữu cơ sinh học nhưng có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.
- Phân hữu cơ khoáng: Là phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ. Thành phần chất hữu cơ trong phân hữu cơ phải đạt 22% trở lên, trong phân hữu cơ khoáng phải đạt 15% trở lên.
- Ủ phân hữu cơ trước khi sử dụng: Khi chúng ta tiến hành ủ tính năng của các vi sinh vật sẽ phát triển mạnh mẽ nhất.
- Hoà tan phân hữu cơ vào nước và tưới xung quanh gốc cây: Trường hợp này chúng ta muốn tận dụng nguồn hữu cơ là cây lá mục trong gốc cây vì nó là cây lâu năm thì chúng ta nên dùng cách này
- Bản chất của phân bón hữu cơ vi sinh đó là tồn tại rất nhiều vi sinh vật có ích còn sống vì vậy chúng ta KHÔNG được sử dụng các chất, thuốc, phân … có tính oxy hóa cao để hòa trộn hoặc tưới vào nơi đã sử dụng phân hữu cơ vi sinh vì như thế sẽ gây chết các vi sinh vật đó.
- Thời gian tốt nhất để tạo khoảng cách cho 2 lần sử dụng những loại thuốc hoặc phân khác nhau đó là 2 tuần.
Đánh giá Lưu ý sử dụng phân bón vi sinh để đạt hiệu quả cao